Hàng loạt "ông lớn" đổ bộ thị trường bất động sản Long An

14/01/20

Long An nằm tại vị trí giao thoa giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Trước đây, thị trường Long An bị đánh giá kém hấp dẫn hơn Đồng Nai, Bình Dương, tuy nhiên 5 năm trở lại đây, Long An bắt đầu khởi sắc, trở thành điểm đến lý tưởng thu hút các nhà đầu tư.

Long An nằm tại vị trí giao thoa giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Trước đây, thị trường Long An bị đánh giá kém hấp dẫn hơn Đồng Nai, Bình Dương, tuy nhiên 5 năm trở lại đây, Long An bắt đầu khởi sắc, trở thành điểm đến lý tưởng thu hút các nhà đầu tư.

Thời gian gần đây, Long An đang trở thành “miếng bánh ngon” thu hút hàng loạt nhà đầu tư nhờ hạ tầng được đầu tư chỉn chu, khu công nghiệp tập trung đông, lại có vị trí liền kề TP.HCM.

Long An nằm tại vị trí giao thoa giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Trước đây, thị trường Long An bị đánh giá kém hấp dẫn hơn Đồng Nai, Bình Dương, tuy nhiên 5 năm trở lại đây, Long An bắt đầu khởi sắc, trở thành điểm đến lý tưởng thu hút các nhà đầu tư.

Giới chuyên gia nhận định, yếu tố đầu tiên giúp bất động sản Long An tăng nhiệt là hạ tầng. Được biết, Long An là một trong các tỉnh dành nhiều ngân sách để đầu tư hạ tầng nhất cả nước. Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã đưa vào khai thác, Quốc lộ 1A hoàn thành đầu tư mở rộng, dự án Quốc lộ N2 đã hoàn thành xây dựng đoạn Đức Hòa - Mỹ An. Tuyến N2 đóng vai trò trục mới của vùng đồng bằng sông Cửu Long với điểm đầu tại huyện Củ Chi (TP.HCM) đi xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười. Hai tuyến Quốc lộ 50 và 62 đang được mở rộng và nâng cấp.

Hình ảnh một cây cầu bắc qua sông, phía bên kia sông là khu dân cư với nhiều cây xanh
Nhiều tuyến đường kết nối các vùng kinh tế, công nghiệp trọng điểm của Đức Hòa được nâng cấp

Cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng đang được thi công xây dựng. Dự án này sẽ kết nối địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, các tuyến đường trọng điểm khác như Vành đai 4, Metro 3A cũng đang được triển khai.

Đòn bẩy tiếp theo giúp Long An “nóng lên” là do tập trung nhiều khu công nghiệp trọng điểm của phía Nam. Tính đến hiện tại toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp với gần 150.000 lao động. Các khu công nghiệp đang hoạt động thu hút được 1.514 dự án, gồm 731 dự án FDI và 783 dự án DDI. Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp là 4.144 triệu USD và 84.385 tỷ đồng. Trong tương lai, con số này sẽ còn tăng lên nữa do Long An sẽ trở thành 1 trong 3 trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam, chỉ sau Bình Dương và Đồng Nai. 

Hình ảnh khu công nghiệp nằm sát mặt đường, trên vỉa hè có hàng cây xanh
Sự xuất hiện của các KCN trọng điểm trở thành “đòn bẩy” phát triển của thị trường Đức Hòa

Nhận diện được tiềm năng phát triển thực sự của khu vực này, hàng loạt ông lớn bất động sản trong và ngoài nước đã đua nhau đổ bộ vào đây.

Đầu năm 2018 Vingroup đưa vào hoạt động dự án Vincom với trung tâm thương mại Vincom 5 tầng và khu shophouse tại TP. Tân An. Tiếp theo đó, tập đoàn này đề xuất được nghiên cứu đầu tư dự án khu phức hợp đô thị, kết hợp vui chơi giải trí quy mô khoảng 900ha thuộc huyện Đức Hòa gồm khu nhà ở Vinhome, trường học Vinschool, bệnh viện Vinmec... 

Một số tập đoàn lớn khác như Him Lam, Vạn Thịnh Phát, Becamex… cũng quan tâm đặc biệt đến cơ hội đầu tư vào tỉnh Long An để “đón gió” hạ tầng. Tập đoàn Him Lam chọn Long An để đầu tư khu kinh tế mở quy mô hơn 32.300ha, nằm trên địa bàn hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc gồm KCN công nghệ cao, khu đô thị sinh thái, khu cảng biển quốc tế với trọng tâm là khu đô thị sinh thái 15.000ha.

Tập đoàn Becamex (IDC-VSIP) đang triển khai lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp - đô thị - thương mại - dịch vụ với diện tích 3.045ha tại huyện Bến Lức. 

Tháng 7/2019, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác tỉnh Long An tại TP. Leipzig (CHLB Đức), lãnh đạo 2 địa phương đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác toàn diện. Trong đó, các lĩnh vực hợp tác được chính quyền cũng như các doanh nghiệp TP. Leipzig quan tâm đầu tư tại Long An bao gồm: Công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, tự động hóa, năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững, giáo dục và giao thương hàng hóa... 

Sắp tới, chủ đầu tư An Nông Group cũng tung ra thị trường dự án Tân Tạo Shopping Street tọa lạc ngay mặt tiền đường vành đai 4, thị trấn Đức Hòa - khu vực tập trung đông dân nhất huyện. Đây là con phố thương mại, mua sắm, giải trí sầm uất bậc nhất Đức Hòa với hàng trăm cửa hàng thời trang, ẩm thực… đa phong cách. 

Hình phối cảnh dãy shophouse nằm cạnh một đài phun nước, xung quanh có nhiều ô tô và người đi lại
Hình phối cảnh dãy shophouse hiện đại thuộc dự án Tân Tạo Shopping Street

Được biết, Đức Hòa hiện đang là địa phương đông dân phát triển bậc nhất tại Long An và là 1 trong 3 đô thị vệ tinh của TP.HCM. Đức Hòa đang có gần 20 khu công nghiệp (KCN) lớn nhỏ và cụm công nghiệp dẫn đầu khu vực về thu hút vốn FDI với hàng trăm nghìn lao động: KCN Hải Sơn, KCN PE City Tân Đức, KCN Đức Hòa 1, KCN Xuyên Á, KCN An Hạ... Trong tương lai, con số này sẽ còn tăng lên do quỹ đất nội thành còn ít, xu hướng tập trung các khu công nghiệp tại vùng ven sẽ gia tăng, kéo theo đó là lượng lao động, chuyên gia nước ngoài sẽ đổ về đây.

Khi Tân Tạo Shopping Street được hoàn thành, kết hợp với làng hoa Tân Đức, làng cổ Phước Lộc Thọ, dự kiến sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, đáp ứng phần lớn nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân, người lao động đang sinh sống và làm việc tại đây.

Giới chuyên gia nhìn nhận, với những lợi thế nổi bật, Long An nói chung và Đức Hòa nói riêng hứa hẹn sẽ trở thành một khu đô thị sầm uất, là “miền đất hứa” của các nhà đầu tư trong bối cảnh giá bất động sản tại đây đang còn rẻ hơn nhiều so với các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai.